BỆNH GUMBORO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Đăng ngày:

BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ VÀ CÁCH PHÒNG, TRỊ

Bệnh Gumboro (Infections burasal disease- IBD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và gây hậu quản nghiêm trọng. Bệnh xảy ra từ 1 – 12 tuần tuổi, nhưng sảy ra mạnh nhất ở 3- 6 tuần tuổi. Động vật cảm thụ là tất cả các giống gà.

dieu-tri-benh-gumboro
  1. Nguyên nhân:

Bệnh do virut thuộc họ Binaviridae là một vi rút ARN 2 sợi. Virut có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường nên các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường. Sử dụng thuốc sát trùng Cloramin cho hiệu quả cao nhất. Khi virut tồn tại ngoài môi trường nó tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm nên cần có biện pháp để chống chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.

  1. Con đường lây lan

– Lây từ mẹ sang con.

– Lây theo đường thức ăn, qua không khí.

– Lây qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi.

Khi virut xâm nhập cơ thể nó tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan sau đó đi đến túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình

benh-gumboro-tren-ga
  1. Triệu chứng bệnh Gumboro ở gà

Thời gian ủ bệnh Gumboro trên gà rất ngắn, thường chỉ 2 – 3 ngày.

Triệu chứng ban đầu là trong đàn gà xuất hiện một số con quay đầu tự mổ vào hậu môn. Gà kém ăn, bỏ ăn.

Gà có dấu hiệu hoảng loạn, tiếng kêu khác thường.

Sau 2 – 3 ngày thấy nền chuồng ướt nhanh do gà bị tiêu chảy. Gà uống nhiều nước, phân loãng trắng nhớt.

Gà mất nước kèm theo mất chất điện giải khiến cho gà liệt, ít vận động, lông bẩn, nhất là vùng lông xung quanh hậu môn; nhiệt đô cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường.

Gà trong đàn chết tập trung vào ngày 3 – 5, sau đó giảm dần đến ngày 9 – 10 thì dừng lại.

  1. Bệnh tích

Mổ khám gà bị bệnh Gumboro, đối với những gà mới bị bệnh những ngày đầu sẽ thấy túi Fabrricius sưng to và có nhiều dịch nhầy trắng.

Mổ khám gà bị bệnh ở những ngày thứ hai, thứ ba sau sẽ thấy túi khí Fabricisus sưng đỏ, xuất huyết lấm tấm, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhày bên trong

Gà chết ở ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 thì cơ đùi và ngực bầm bầm từng vệt, xác gà nhợt nhạt

  1. Chẩn đoán bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro ở gà được chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích. Tuy nhiên cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Newcastle ở gà, bệnh IB, bệnh cúm,….

Chẩn đoán phi lâm sàng:

Bệnh phẩm túi Fabricius, máu và lách của gà nghi mắc bệnh.

Sử dụng các phương pháp: phản ứng AGP, phản ứng trung hòa, phản ứng ELISA.

Hiện nay, trong phòng thí nghiệm sử dụng kỹ thuật RT-PCR để chẩn đoán với độ nhậy cao.

Tại thực địa, trang trại, chợ,… sử dụng kỹ thuật iiPCR để chẩn đoán sẽ cho kết quả trong vòng 1 – 2 giờ trong khi độ nhậy tương đương với các kỹ thuật PCR tại phòng thí nghiệm.

  1. Kiểm soát bệnh Gumboro

Ngoài việc sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển trong trại ta cần chú ý tới biện pháp sử dụng vaccine phòng bệnh. Sử dụng vaccine cho hiệu quả cao nhất, lựa chọn vaccine cho trại là điều quan trọng nhất, cần lựa chọn một trong 2 lịch dưới đây.

Lịch vacxin cho vùng bình thường

Ngày   Chủng vacxin
 10 -12  Chủng vacxin trung bình +
18 -20  Chủng vacxin trung bình

Lịch vacxin cho vùng có áp lực bệnh gumboro cao

 Ngày  Chủng vacxin
 5 – 7  Chủng vacxin trung bình
 12 – 15  Chủng vacxin trung bình +
20 – 22  chủng vacxin trung bình

Ngoài ra cần chú ý tới sức khỏe đàn gà khi làm vaccine, chủng virus, công ty sản xuất, nhà phân phối, bảo quản vaccine, kỹ thuật làm vaccine sao cho co hiệu quả cao nhất.

  1. Xử lý khi gà mắc bệnh Gumboro

– Bệnh do viruts gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.

– Ta cần phát hiện gà bệnh càng sớm càng tốt và chẩn đoán chính sác bệnh Gumboro.

– Việc đầu tiên khi sử lý bệnh Gumboro là không sử dụng kháng sinh.

– Nên sử dụng các biện pháp bổ sung tích cực các chất điện giải, đường, vitamin, hạ sốt cho gà…

Tư vấn miễn phí: 0364 960 666 – Tập đoàn Invet